Những tính năng an toàn trên dòng SUV cỡ nhỏ KONA có gì đặc biệt?
Hyundai KONA hiện tại có giá niêm yết từ 636 - 750 triệu đồng, nhỉnh hơn khoảng 31 triệu đồng, và sở hữu loạt trang bị an toàn đáng nói đến hơn so với các đối thủ khác trong cùng phân khúc.
Theo số liệu từ nhà sản xuất, mẫu xe B-SUV Hyundai KONA là chiếc xe bán chạy nhất phân khúc hiện nay tại thị trường trong nước. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt vào tháng 8/2018, KONA đạt doanh số hơn 14.000 xe. Bên cạnh đó, Hyundai KONA sở hữu thiết kế bắt mắt, tổng thể hài hòa, nhiều màu sơn lựa chọn tùy thích. Riêng trong tháng 8/2020 đã có 529 xe được bán ra trên cả nước và cộng dồn 8 tháng của năm 2020 là 4.272 xe được bán ra.
Nội thất rộng rãi nhiều tính năng kết nối đa phương tiện, hệ thống âm thanh giải trí cao cấp Arkamys Premium Sound với DAC giải mã Hi-Res Audio. Động cơ vận hành bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, trang bị nhiều tính năng. Lợi thế của Hyundai KONA chính là việc được lắp ráp trong nước nên khách hàng mua xe sẽ còn nhận được ưu đãi giảm 50% phí trước bạ với mức giảm từ 32 – 45 triệu đồng tùy từng phiên bản và khu vực. Ngoài ra, KONA 2020 hiện đang sở hữu các trang bị an toàn và đặc biệt là khả năng vận hành vượt trội so với các đối thủ cùng phân khúc.
Điểm qua những hệ thống và tính năng an toàn được trang bị trên mẫu xe Hyundai KONA như: Hệ thống cảnh báo điểm mù BSD (Blind Spot Detection), hệ thống cảnh báo lùi phương tiện cắt ngang RCCA (Rear Cross Traffic Alert), hệ thống cảnh báo áp suất lốp TPMS (Tire Pressure Monitoring System), hệ thống bảo vệ hấp thụ xung lực khi va chạm và bên cạnh các tính năng an toàn nâng cao, KONA vẫn được trang bị những tính năng an toàn ổn định điện tử chủ động thường thấy trên xe, có thể kể đến: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS / Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA / Hệ thống phân bổ lực phanh EBD / Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS / Hệ thống ổn định chống trượt thân xe VSM / Hệ thống cân bằng điện tử ESC / Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC / Hệ thống hỗ trợ xuống dốc DBC / Hệ thống chống trộm Immobilizer.
Điều làm cho những chủ xe KONA chở nên yên tâm hơn chính là hệ thống cảnh báo áp suất lốp và hệ thống hấp thụ lục khi va chạm. Ở các đối thủ trong cùng phân khúc, hệ thống cảnh báo áp suất lốp của một thương hiệu sản xuất thứ 3 và thường chỉ cảnh báo chung cho tất cả 4 bánh. Nhưng ở mẫu xe KONA, hệ thống này được trang bị ở dạng tiêu chuẩn. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp TPMS rất dễ hiểu về công năng, đó là hệ thống giám sát và cảnh báo tình trạng áp suất lốp trên từng bánh xe.
Ngoài ra, hệ thống sẽ giám sát trên từng bánh xe, hiển thị tình trạng áp suất lốp hiện tại trên mỗi bánh. Khi gặp sự cố ở bánh nào sẽ cảnh báo ở bánh đó. Đồng hồ hiển thị áp suất theo dõi theo thời gian thực giúp người lái biết được tốc độ thoát hơi của bánh, từ đó có thể quyết định xe có khả năng tiếp tục di chuyển đến nơi sửa chữa hay phải dừng lại thay lốp dự phòng trong trường áp suất thất thoát nhanh.
Còn ở hệ thống hấp thụ lực khi va chạm sẽ giúp mang lại sự an toàn cho người lái, cũng như hành khách ngồi trong xe. Hệ thống bảo vệ hấp thụ xung lực khi va chạm gồm khung vỏ (body) và hệ thống túi khí. Hệ thống được phát triển trên sự tính toán và liên kết với khung gầm với hơn 51,8% thành phần thép cường lực AHSS cùng vật liệu thép dập nóng, giúp gia tăng sự vững chắc bảo vệ tối đa khoang xe trong các tình huống va chạm. KONA đạt chỉ số an toàn 5 sao (cao nhất) do Hiệp hội An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ NHTSA đánh giá và là mẫu xe duy nhất trong phân khúc trang bị đầy đủ 6 túi khí trên tất cả các phiên bản.
Ở một số quốc gia sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển chính, trong đó có Việt Nam. Hyundai đã trang bị cho dòng xe KONA hai hệ thống được xem là đôi mắt sau lưng và hai bên cho chiếc xe KONA. Hệ thống cảnh báo điểm mù BSD và hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi RCCA.
Cụ thể, ở hệ thống RCCA được sử dụng chung trang bị Radar với BSD. Khi xe tiến hành lùi và có phương tiện hay người cắt ngang qua, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh trên đồng hồ ODO. Một điểm thú vị của KONA đó là xe có khả năng phát hiện hướng di chuyển tới của phương tiện, hiển thị cảnh báo trên màn hình ODO, việc này rất hữu ích cho lái xe chủ động trong việc xử lí tình huống, đảm bảo an toàn cho mình và phương tiện xung quanh và khi lùi xe ra khỏi bãi đỗ hoặc từ trong gara cá nhân lùi ra ngoài đường hạn chế tầm nhìn, cũng như có nhiều xe máy di chuyển qua lại như ở VIệt Nam.
Chưa hết, hệ thống cảnh báo điểm mù BSD nay cũng chẳng còn xa lạ gì với người sử dụng xe ô tô tại Việt Nam. Các hoạt động cơ bản của hệ thống này bao gồm gồm các bộ radar sử dụng sóng siêu âm lắp đặt ở khu vực phía hông sau 2 bên xe, liên kết với ECU điều khiển trung tâm và tín hiệu cảnh báo hình ảnh gắn trên gương chiếu hậu. Khi có xe phía sau hoặc bên hông tiến sát hoặc nằm ở khu vực tài xế không quan sát thấy, bộ phát sóng siêu âm sẽ gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Hệ thống sẽ cảnh báo bằng cách phát ra âm thanh và thông báo lên gương chiếu hậu.
Như vậy có thể thấy rằng, các mẫu xe ngày nay không chỉ có thiết kế bắt mắt với người tiêu dùng và các hệ thống an toàn được trang bị trên xe góp một phần không nhỏ vào quyết định lựa chọn chiếc xe của khách hàng. Với hệ thống an toàn được trang bị đầy đủ ở các phiên bản, người lái có thể an tâm hơn khi sử dụng chiếc xe của mình hàng ngày.