Những điểm cần nhớ khi chở trẻ em trên xe ô tô

Admin | 31/08/2020


Trẻ em ngồi trên xe ô tô đều phải cẩn thận hơn bởi trẻ thường hiếu động, không chịu ngồi một chỗ, chính vì vậy cha mẹ luôn phải lưu ý. Dù di chuyển bằng xe nhà hay thuê xe tự lái thì đều cần nhớ một số những điều sau để đảm bảo việc an toàn cho trẻ khi ngồi xe ô tô. 

1. Cần có ghế riêng cho trẻ

Có thể ít cha mẹ để ý về vấn đề này nhưng đây là một điều không thể bỏ qua khi trở trẻ trên xe. Với các bé có chiều cao trên 135cm thì cha mẹ có thể để bé ngồi như bình thường nhưng dưới 135cm đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cha mẹ nên thiết kế thêm ghế ngồi riêng. Bởi thông thường, các ghế trên xe ô tô được thiết kế dành riêng cho người lớn nên khi ngồi bé sẽ bị lọt xuống ghế, ghế quá rộng sẽ không an toàn khi di chuyển.

              Ghế ngồi riêng sẽ đảm bảo việc an toàn hơn cho bé khi xe lắc lư hoặc va chạm

Do vậy để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi xe ô tô, cha mẹ nên chuẩn bị ghế riêng cho trẻ, thắt đai an toàn bên ngoài, có thể cho trẻ ngồi ghế trước và quay đầu xuống phía sau, tắt hệ thống túi khi ở bên hông. Như vậy vừa giúp các bé ngồi thoải mái trên xe lại đảm bảo an toàn khi di chuyển.

2. Thắt đai an toàn

                Thắt đai an toàn là việc tất yếu để giữ cân bằng cũng như an toàn cho trẻ

Việc thắt đai an toàn là việc tất yếu khi lên xe, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều phải thắt đai an toàn. Đối với những trẻ nhỏ ngồi trong ghế riêng thì bên cạnh việc thắt dây an toàn trong ghế, cha mẹ nên thắt đai an toàn thêm cho trẻ. Như vậy sẽ cố định được vị trí ngồi của trẻ, di chuyển sẽ không bị lắc lư, đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi ô tô. 

3. Không để trẻ chơi đùa trên xe

Việc trẻ chơi đùa trên xe vừa mất tập trung của người lái vừa khiến trẻ bị cuốn theo trò chơi, không làm chủ được hành động của mình. Điều này sẽ khiến trẻ không ngồi đúng vị trí  như ban đầu, xoay chuyển chỗ ngồi. Có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi có va chạm xảy ra, nên khi di chuyển cha mẹ nên kiểm soát, trông không để trẻ nô đùa trên xe.

Trẻ chơi đùa trên xe thường sẽ không làm chủ được hành động của mình

4. Khóa cố định các cửa

Tính trẻ rất tò mò, thích khám phá nên không tránh được tình trạng bé có thể mở bất kì thứ gì trong tầm tay. Vì vậy, trước khi cho xe chuyển bánh các bác lái xe nên khóa cố định các cửa, nếu cần thiết có thể khóa từ bên trong ở chế độ khóa trẻ em.

5. Dừng nghỉ xe hợp lý

Trước khi di chuyển, gia đình nên lên trước lịch trình bao gồm cả quãng đường nghỉ ngơi. Bởi sức chịu đừng của trẻ thường ít hơn so với người lớn, đặc biệt là với trẻ sơ sinh – 3 tuổi, nếu ngồi lâu có thể ảnh hưởng đến sống lưng chưa phát triển hoàn chỉnh của bé. Do đó, để cân bằng khi di chuyển cũng như tạo không khí trong lành, nạp thêm năng lượng cho bé, cha mẹ hãy xây dựng lịch trình di chuyển, nghỉ ngơi hợp lý nhé.

6. Không để trẻ một mình trên xe

Một trong số những điểm quan trọng gia đình cần lưu ý là không được để trẻ một mình trên xe. Khi ở một mình, không có sự theo dõi của người lớn trẻ có thể đạp nhầm ga, gạt cần số khiến xe di chuyển, lao vào những địa điểm không xác định … Ngoài ra, trẻ ở trong xe quá lâu có thể ngủ quên, mà xe không bật điều hòa có thể khiến trẻ bị ngộ độc khí CO2 thậm chí là tử vong.

Để trẻ một mình trên xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm

7. Luôn để mắt đến trẻ

Giúp trẻ ngồi đúng tư thế, cha mẹ nên để trẻ ngồi trên ghế riêng, thắt đai an toàn và trò chuyện, pha trò, thực hiện nhưng giao tiếp vui nhộn khiến trẻ quên đi việc đang trên xe. Như cảm thấy trẻ buồn ngủ có thể kể chuyện cho trẻ giúp trẻ đi vào giấc ngủ cho hành trình di chuyển dài.

Dù trẻ ngủ hay thức, cha mẹ cũng nên lưu ý đến trẻ để quan sát dấu hiệu buồn ngủ hoặc không của trẻ, việc quan sát trẻ liên tục giúp đảm bảo được an toàn cho trẻ cũng như giúp trẻ khây khỏa hơn khi ngồi trên xe.

Đây là một số điểm cần nhớ để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi ô tô trong hành trình di chuyển của gia đình. Trong các dịp lễ hoặc cuối tuần các gia đình có xe riêng hoặc sử dụng thuê xe tự lái để không chen chúc trên xe khách thì lưu ý nhé.

  Bộ phận Bán hàng
0945.73.5599
  Bộ phận Kĩ thuật
0949 41 5599
  Bộ phận Phụ tùng
0948 96 5599
  Bộ phận CSKH.
0787 58 9999